Toàn cảnh đường vành đai 2 hơn 2 tỷ USD của Hà Nội từ trên cao

{fullname} {fullname} | 12-10-2018, 14:42 | Tin tức

Toàn cảnh đường vành đai 2:

đường vành đai 2 
Điểm đầu và điểm cuối đường vành đai 2 được tính từ cầu Vĩnh Tuy

Đường vành đai 2 có tổng chiều dài hơn 43 km, đi qua địa bàn nhiều quận, huyện: Long Biên, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Đống Đa, Ba Đình, Cầu Giấy, Tây Hồ và Đông Anh. Đây là tuyến giao thông nội đô khép kín của thủ đô Hà Nội.

Tuyến đường có điểm đầu và điểm cuối được tính từ cầu Vĩnh Tuy - cây cầu dài 3,7 km, rộng 19 m được khánh thành vào năm 2010 với tổng mức đầu tư khoảng 5.500 tỷ đồng.

Đoạn tiếp nối cầu Vĩnh Tuy 
Đoạn tiếp nối cầu Vĩnh Tuy, một dự án thành phần của đường vành đai 2

Tiếp nối cầu Vĩnh Tuy là dự án đường trên cao, phía dưới được mở rộng kéo dài từ chân cầu Vĩnh Tuy đến Ngã Tư Sở, tổng chiều dài của đoạn tuyến này khoảng trên 5 km.

Phần đường trên cao có chiều rộng 19 m, đoạn phía dưới rộng 56m được khởi công vào tháng 4/2018 với tổng vốn đầu tư hơn 9.400 tỷ đồng. Dự kiến, dự án này sẽ hoàn thành trong năm 2020.

Đoạn từ đường từ Láng, Cầu Giấy đến cầu Nhật Tân 
Đoạn từ đường Láng, Cầu Giấy đến cầu Nhật Tân

Qua Ngã Tư Sở, điểm đầu của đoạn tiếp theo là tuyến đường từ Láng, Cầu Giấy, điểm cuối là cầu Nhật Tân. Đoạn tuyến này có chiều dài 6,4 km, tổng mức đầu tư khoảng 6.400 tỷ đồng (hơn 304 triệu USD). Năm 2016, công trình này đã hoàn thành và hoạt động từ đó đến nay.

Đường Võ Chí Công 
Đường Võ Chí Công cũng là một dự án thành phần của đường vành đai 2

Tuyến đường Võ Chí Công có lòng đường rộng từ 58 - 64m, mỗi bên 4 làn xe chạy. Với thiết kế hệ thống cây xanh nhiều tầng, cảnh quan bắt mắt, tuyến đường này trở thành một điểm nhấn quan trọng của đường vành đai 2.

Các dự án thành phần của đường vành đai 2, kéo dài từ Cầu Giấy đến Nhật Tân đã góp phần kết nối trung tâm Thủ đô với sân bay Nội Bài, từ đó giảm áp lực giao thông trên tuyến đường Bắc Thăng Long - Nội Bài.

Cầu Nhật Tân 
Cầu Nhật Tân đã hoàn thành đưa vào sử dụng

Cầu Nhật Tân có thiết kế dây văng hiện đại và được xem là một trong những biểu tượng mới của thủ đô Hà Nội. Công trình có tổng chiều dài 3,7 km, rộng 60m, gồm 4 làn xe. Tổng mức đầu tư cầu Nhật Tân lên tới hơn 13.600 tỷ đồng, đây cũng là cây cầu dây văng dài nhất bắc qua sông Hồng, kết nối huyện Đông Anh với quận Tây Hồ. Cầu được khánh thành đưa vào sử dụng từ năm 2015.

Đường Võ Nguyên Giáp 
Đường Võ Nguyên Giáp

Khánh thành cùng thời điểm với cầu Nhật Tân, tuyến đường Võ Nguyên Giáp có tổng chiều dài 12 km, vốn đầu tư trên 6.700 tỷ đồng. Bề rộng của tuyến đường từ 80 - 100m, gồm 6 làn xe với vận tốc tối đa 80 km/h. Ngoài ra còn có 2 đường gom cho xe máy, xe thô sơ với vận tốc tối đa 40 km/h.

Đường 5 kéo dài 
Đường 5 kéo dài thông xe vào năm 2014

Đường 5 kéo dài hay còn gọi là đường Trường Sa, Hoàng Sa, Lý Sơn là tuyến đường dài nhất trong số các dự án thành phân của vành đai 2. Dự án này có tổng chiều dài 13,3 km, mặt cắt ngang nền đường rộng từ 65 - 68,5m.

Điểm đầu của tuyến đường là từ khu đô thị Bắc Thăng Long - Vân Trì, chạy qua các xã Kim Nỗ, Vĩnh Ngọc và Xuân Canh (huyện Đông Anh), giao với quốc lộ 3, sau đó vượt qua sông Đuống và điểm cuối kết thúc ở cầu Chui (quận Long Biên). Công trình có tổng mức đầu tư là 6.661 tỷ đồng, hoàn thành và thông xe vào năm 2014.

cầu Đông Trù 
Đường vành đai 2 còn có thêm cầu Đông Trù - cây cầu duy nhất bắc qua sông Đuống. Cầu Đông
Trù khánh thành vào năm 2014, dài 1,1 km, gồm 8 làn xe, tổng mức đầu tư gần 900 tỷ đồng.

Đoạn tiếp theo của đường vành đai 2 
Đoạn tiếp theo của đường vành đai 2 có điểm đầu là cầu Đông Trù
chạy qua các tuyến đường thuộc quận Long Biên

Điểm cuối của đường vành đai 2 
Điểm cuối của đường vành đai 2 chính là đường Đàm Quang Trung dẫn đến cầu Vĩnh Tuy.

Ngoài đường vành đai 2, theo quy hoạch, Hà Nội còn có các đường vành đai 1, vành đai 2-2,5, vành đai 3-3,5, vành đai 4 và vành đai 5.

(Theo Vnexpress) 
Bài viết liên quan
Bạn đã xem
Tuyển dụng